Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 96 trẻ dưới 04 tuổi mắc viêm da cơ địa và người trực tiếp chăm sóc trẻ. Nghiên cứu sử dụng các bộ công cụ IDQoL và DFI, SCORAD để dánh giá CLCS và độ nặng của viêm da cơ địa. Kết quả: Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và người chăm sóc trẻ ở mức trung bình với điểm IDQoL là 10,0 ± 5,5 điểm và điểm trung bình DFI là 9,8 ±7,0 điểm. Điểm tiêu chí cao nhất trong thang IDQoL gồm “ngứa/ đỏ da”, “tâm trạng” và “thời gian vào giấc ngủ”. Trong thang DFI, điểm tiêu chí cao nhất là “Ảnh hưởng đến chi tiêu”, “Mệt mỏi/kiệt sức” và “ Giấc ngủ của thành viên khác trong gia đình”. Có sự khác biệt về điểm trung bình IDQoL và DFI giữa các nhóm trẻ có mức độ bệnh nặng khác nhau. Kết luận: Viêm da cơ địa ảnh hưởng đến CLCS của cả trẻ em và người chăm sóc trẻ. CLCS thay đổi theo mức độ nặng của bệnh.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!