Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2022

Định dạng tài liệu: Bài báo

Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương vùng cổ tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hàng loạt ca. Có 40 trường hợp vết thương cổ từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022. Kết quả: Trong số 40 ca được nghiên cứu vết thương cổ thường xảy ra ở nam giới với tỉ lệ 95%, trong khi đó chỉ có 5% là nữ. Nhóm độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 32,6 ± 1,6. Nguyên nhân thường do các vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ 50%.  

Phí Download:
Miễn phí

Tổn thương cơ bám da cổ 23 ca (57,5%), Tổn thương khí-thực quản chiếm 10 ca (25%), Tổn thương mạch máu 4 ca (10%), tổn thương tuyến giáp 2 ca (5%), và chỉ có 1 ca (2,5%) bị tổn thương dây thần kinh. Hình ảnh CTScan cho thấy 72,5% số ca có tràn khí dưới da, 25% có tràn khí màng phổi, 7,5% bị tổn thương sụn giáp, và 5% bị tổn thương sụn nhẫn. Triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất của vết thương cổ là tràn khí dưới da (chiếm 60% số ca), tiếp theo là khó thở thanh quản (27%) và chảy máu (12,5%). Thời gian trung bình nằm viện là 7,58 ngày. Có 5 bệnh nhân đeo canuyn khi ra viện và chỉ có 1 bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên. Kết luận: Vùng cổ là vị trí chứa nhiều cơ quan quan trọng, mạch máu lớn, dây thần kinh, nên tất cả các vết thương cổ đều có thể gây nguy hiểm và đòi hỏi xử trí cấp cứu. Để cải thiện chất lượng điều trị và hạn chế biến, cần hiểu rõ về giải phẫu vùng cổ, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hướng xử trí là vô cùng cần thiết. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!