Triệu chứng đường tiết niệu dưới, sốt lạnh run, đau vùng tầng sinh môn, bí tiểu là dấu hiệu cơ năng thường gặp chiếm lần lượt 67%, 47%, 30% và 32%. Tuyến tiền liệt đau chói và phập phều khi thăm khám trực tràng bằng ngón tay là triệu chứng thực thể điển hình nhất (2/3 các trường hợp). Áp xe đơn ổ chiếm 36,84% các trường hợp, 63,16% các trường hợp có từ 2 đến 4 ổ áp xe, đa số có kích thước lớn hơn 1cm (chiếm 94,74%). Về vi sinh, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn trong các mẫu cấy nước tiểu, cấy mủ, cấy máu lần lượt là 31,34%, 58,2%, 19,6%. Vi khuẩn phân lập được trong các môi trường bao gồm: E.Coli, Klebsiella Pneumonie, Burkho Pseudomallei, Pseudomonas, Staphylococcus Aureus, Enterococcus faecium, Enterobacter, Morganella morganii, trong đó tác nhân chiếm đa số là E.Coli, Klebsiella Pneumonie và Burkho Pseudomallei. Ngoài ra chúng tôi ghi nhận được 6/76 trường hợp mủ từ ổ áp xe dương tính với lao. Về điều trị, 5/76 trường hợp (6,58%) được điều trị nội khoa bảo tồn. Đa số các trường hợp được can thiệp ngoại khoa, cụ thể: 38/76 trường hợp (50%) được phẫu thuật mở bàng quang ra da, chọc thoát lưu áp xe; 12/76 trường hợp (15,79%) được nội soi xẻ dẫn lưu áp xe qua ngả niệu đạo; 3/76 trường hợp (3,95%) được cắt đốt nội soi qua ngả niệu đạo để thoát lưu mủ, 18/76 trường hợp (23,68%) được chọc hút bằng kim qua siêu âm trực tràng.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!