Khả năng hấp phụ Methyl Orange trong dung dịch bởi hạt gel chitosan được chiết xuất từ vỏ tôm sú Penaeus monodon

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Trong nghiên cứu này, chitosan chiết xuất từ vỏ tôm sú Penaeus monodon được sử dụng làm chất hấp phụ sinh học để loại bỏ hợp chất màu methyl orange (MO) trong dung dịch. Nghiên cứu được tiến hành với thời gian tiếp xúc thay đổi từ 1 đến 720 phút, liều lượng chitosan từ 0,1 đến 3 g, nồng độ MO từ 10 đến 200 mg/L, và pH từ 3 đến 10.  

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả cho thấy khả năng hấp phụ MO của chitosan đạt cân bằng sau 240 phút. Khả năng hấp phụ tối đa của MO tính toán bằng mô hình Langmuir là 23,10 mg/g thu được ở nhiệt độ phòng (25°C), pH = 3, khối lượng chitosan 0,2 g và nồng độ MO 50 mg/L. Động học của quá trình hấp phụ tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc hai với R2 là 0,96. Mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir mô tả tốt quá trình hấp phụ MO với R2 là 0,97. Kết quả chứng minh vỏ tôm sú có thể được chiết xuất thành chitosan có giá trị như một chất hấp phụ để loại bỏ thuốc nhuộm MO khỏi dung dịch. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!