Bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 61%, tuổi trung bình là 64,93 ± 10,96, chủ yếu là người bệnh ở lứa tuổi từ 60 trở lên (chiếm 67,22%). Đa số bệnh nhân có tiền sử bệnh đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp từ trước (94,44% và 93,33%). Tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc chiếm tỷ lệ lớn nhất 28,33%. BMI trung bình của mẫu nghiên cứu là 23,48 ± 3,3 (kg/m2 ) - thuộc phân loại thừa cân. Thời gian điều trị trung bình tại bệnh viện là 10,54 ± 4,6 ngày. Về các chỉ số cận lâm sàng: Định lượng glucose trung bình của bệnh nhân là 12,57 ± 5,71 mmol/L, chỉ số HbA1c trung bình là 8,17 ± 2,1 % đều cao hơn ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường. Các chỉ số lipid Triglycerid, LDL - C kiểm soát kém, cao hơn mục tiêu. Trong mẫu nghiên cứu, có 7 hoạt chất điều trị đái tháo đường và 13 hoạt chất điều trị tăng huyết áp. Insulin là nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhiều nhất (52,5%). Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp được sử dụng nhiều nhất là chẹn kênh canxi (22,2%). Phác đồ điều trị đái tháo đường chủ yếu là phác đồ phối hợp (50,56%), phác đồ phối hợp metformin + insulin được sử dụng nhiều (13,89%), tỷ lệ đổi phác đồ hơn 40%. Điều trị tăng huyết áp phác đồ phối hợp chiếm tỷ lệ lớn (50,56%), amlodipin + valsartan là kiểu phối hợp được sử dụng nhiều nhất (20,56%), tỷ lệ đổi phác đồ thấp khoảng 25%. Chỉ định insulin sớm theo hướng dẫn của Bộ Y tế được thực hiện. Các chỉ số đường huyết và huyết áp của bệnh nhân đều giảm, tỷ lệ bệnh nhân đạt đường huyết và huyết áp mục tiêu tăng so với khi nhập viện (15,56% và 89,44%). Kết quả trên là cơ sở giúp đánh giá tình hình sử dụng thuốc, nâng cao chất lượng điều trị.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!