Tất cả bệnh nhân mổ đều được bảo tồn thần kinh cương theo kỹ thuật của Vipul Patel (ngả sau, xuôi chiều). Các biến số ghi nhận gồm: tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), kích thước tuyến tiền liệt, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trước và sau mổ, điểm số Gleason, thời gian mổ, điểm IIEF đánh giá tình trạng cương trước và sau mổ, khả năng kiểm soát nước tiểu sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ. Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm có 14 trường hợp với tuổi trung bình: 64,21 6,68. Thể tích tuyến tiền liệt: 48,2 mL, PSA trung bình : 30,5 ng/mL. Thời gian mổ: 225 ± 41,1 phút (150- 300), Lượng máu mất: 278,6 ± 97,5 mL (100- 500), Số ngày nằm viện sau mổ: 5,9 ±1,4 ngày (3-8). Biên phẫu thuật dương tính : 3/14 (21,4%). Tỉ lệ cương sau mổ tại thời điểm 6 tháng là 42,8% (6/14) tỉ lệ kiểm soát nước tiểu (không sử dụng tã) tại thời điểm 6 tháng là 78,6% (11/14BN). Ở nhóm bảo tồn thần kinh cương 2 bên khả năng kiểm soát nước tiểu tốt hơn nhóm chỉ bảo tồn 1 bên. Tất cả bệnh nhân bảo tồn thần kinh cương 1 bên đều không còn khả năng cương sau mổ. Kết luận: Kỹ thuật bảo tồn thần kinh cương trong phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc có hỗ trợ robot là phương pháp tiếp cận xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt khu trú nhằm bảo tồn tối đa chức năng cơ quan sau mổ. Cần thực hiện thêm nhiều trường hợp hơn nữa với thời gian theo dõi lâu hơn để đánh giá đầy đủ chức năng cương và kiểm soát nước tiểu của bệnh nhân sau mổ.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!