Mối liên quan giữa nồng độ Pepsin trong nước bọt với đặc điểm cơ thắt thực quản dưới trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược

Định dạng tài liệu: Bài báo

Mô tả đặc điểm pepsin trong nước bọt bằng kỹ thuật Peptest và mối liên quan giữa nồng độ pepsin với cơ thắt thực quản dưới (LES) trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược. Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược từ tháng 06/2020 đến 03/2023 tại Viện nghiên cứu và đào tạo Tiêu hoá, Gan mật. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Peptest phát hiện pepsin trong nước bọt, sau đó định lượng nồng độ pepsin. LES được đánh giá bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM). Kết quả: 141 bệnh nhân với tuổi trung bình 43,1 ± 11,7, tỉ lệ nam giới chiếm 42,6%. Cảm giác trào ngược là triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất (73,0%).  

Phí Download:
Miễn phí

Tỉ lệ mẫu Peptest nước bọt dương tính là 89,9% với mẫu 1 (nồng độ pepsin trung bình 79,1 ng/ml) và 81,8% với mẫu 2 (nồng độ pepsin trung bình 62,6 ng/ml). Không có sự khác biệt về nồng độ pepsin trong nước bọt giữa nhóm áp lực LES khi nghỉ (nền)/(nhịp nuốt) của LES thấp/bình thường, IRP4s thấp/bình thường, EGJ – CI thấp/ bình thường, các nhóm hình thái EGJ và giữa nhóm IRP4s kết hợp với nhu động thực quản giảm hoặc bình thường (p<0,05). Có mối tương quan yếu giữa áp lực LES khi nghỉ (nhịp nuốt), IRP4s với nồng độ pepsin trong nước bọt. Kết luận: Tỉ lệ mẫu Peptest dương tính và nồng độ pepsin trong nước bọt trên các bệnh nhân có biểu hiện trào ngược dạ dày – thực quản cao. Có mối tương quan yếu giữa áp lực LES khi nghỉ (nhịp nuốt), IRP4s tuy nhiên không có mối tương quan giữa áp lực LES khi nghỉ (nền) và EGJ – CI với nồng độ pepsin trong nước bọt. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!