Một số đặc điểm nồng độ AFP trên bệnh nhân cắt gan do HCC tại Bệnh viện K

Định dạng tài liệu: Bài báo

Mô tả một số đặc điểm về nồng độ AFP ở bệnh nhân phẫu thuật cắt gan do HCC tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 228 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan do HCC (có chẩn đoán giải phẫu bệnh sau phẫu thuật là HCC) bao gồm (47 ca cắt gan phân thùy trước, 33 ca cắt gan phân thùy sau, 38 ca cắt gan trung tâm và 110 ca cắt gan phải theo giải phẫu) tại khoa Ngoại gan mật tụy – Bệnh viện K trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2023.  

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả nghiên cứu: Tỉ lệ nam:nữ: 9.4:1. Độ tuổi trung bình: 56.1. Các loại hình cắt gan bao gồm: 47 ca cắt gan phân thùy trước (20.6%), 33 ca cắt gan phân thùy sau (14.5%), 38 cắt gan trung tâm (16.7%) và 110 ca cắt gan phải (48.2%). Tỉ lệ AFP < 20 ng/ml là 77 ca (33.8%), từ 20 – 400 ng/ml là 58 ca (25.4%) và trên 400ng/ml là 93 ca (40.8%). Trung vị AFP là 130.50 ± 4629.60. Không có sự khác biệt về sự tăng AFP giữa nhóm có viêm gan B, C và nhóm không viêm gan (p = 0.181). Kích thước khối u là yếu tố gây tăng AFP (p = 0.01), với u ≥ 5 cm có nguy cơ tăng AFP cao gấp 2.12 lần so với u < 5 cm với khoảng tin cậy 95% (1.19 – 3.77). Có 77.6% trường hợp HBsAg (+), 3.1% trường hợp HCVAb (+). Tỉ lệ HCC biệt hóa kém ở nhóm AFP tăng (33.1%) cao hơn so với ở nhóm bệnh nhân AFP bình thường (18.2%). Kết luận: Không có sự khác biệt về sự tăng AFP giữa nhóm có viêm gan B, C và nhóm không viêm gan. Kích thước khối u là yếu tố gây tăng AFP. Nồng độ AFP không đặc hiệu để chẩn đoán HCC, cần kết hợp các yếu tố khác như hình ảnh học, viêm gan để khẳng định chẩn đoán. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!