Mức độ lo âu, stress và một số yếu tố liên quan của sinh viên trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các địa phương

Định dạng tài liệu: Bài báo

Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá mức độ lo âu, stress và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội trực tiếp tham gia chống dịch COVID 19 tại các tỉnh thành phố trọng điểm năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 465 sinh viên hệ đại học của Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu: Sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm 62,1% tổng số sinh viên. Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 trên trên 2 lần chiếm 45,1%. Sinh viên tham gia chống dịch chủ yếu ở Hà Nội và Bình Dương (chiếm gần 50%). Sinh viên tham gia chống dịch COVID-19 hệ Bác sĩ Y khoa chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 51%, thấp nhất là sinh viên hệ Bác sĩ Răng hàm chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ 1,2%.  

Phí Download:
Miễn phí

Tỷ lệ sử dụng rượu bia giảm từ 41,6% trước chống dịch xuống 29% trong quá trình chống dịch. Tính chung cho tất cả đối tượng lo âu, stress lần lượt là 7,6% và 43,3%. Trong đó mức độ stress rất nặng chiếm tỷ lệ tương đối cao với 40 sinh viên (8,3%). Số sinh viên lo âu ở mức nhẹ và vừa chỉ có 27 sinh viên, có biểu hiện lo âu nặng đến rất nặng, chiếm hơn 2%. Sinh viên cử nhân điều dưỡng có nguy cơ lo âu cao gấp 2,2 lần so với sinh viên hệ bác sĩ y khoa. Sinh viên tham gia chống dịch trong khoảng 30-40 ngày ít có nguy cơ bị lo âu hơn so với những sinh viên tham gia chống dịch ngắn (dưới 15 ngày) và dài (trên 60 ngày). Công việc hỗ trợ tiêm vaccine làm tăng nguy cơ gấp khoảng 2 lần lo âu so với các nhóm công việc khác (ở cả mô hình đơn biến và đa biến). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên tham gia chồng dịch COVID 19 có vấn đề lo âu, stress tương đối cao. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!