Nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn của màng nhựa trên cơ sở tinh bột sắn và nhựa poly(butylene adipate-co-terephthalate) theo phương pháp định lượng CO2 sinh ra

Định dạng tài liệu: Bài báo

Ô nhiễm rác thải nhựa (nilon) đang là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam thuộc nhóm 10 nước có mức ô nhiễm cao nhất. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc chế tạo và ứng dụng các loại polyme có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn là vô cùng cần thiết.

Phí Download:
Miễn phí

Trong nghiên cứu này, màng vật liệu polyme blend trên cơ sở tinh bột sắn (TPS)/poly(butylene adipate-co-terephthalate - PBAT) tỷ lệ 40/60 được chế tạo bằng phương pháp trộn hợp nóng chảy trên máy đùn hai trục vít. Các phương pháp phân tích đánh giá các chỉ tiêu phân hủy sinh học theo tiêu chuẩn ASTM 6400 đã cho thấy, màng nhựa blend trên cơ sở TPS/PBAT trong điều kiện tạo compost hiếu khí có kiểm soát ở nhiệt độ 58°C và độ ẩm 55% có mức độ phân hủy sinh học tính theo lượng CO2 sinh ra đạt 91% sau 155 ngày, mức độ phân rã đạt 96% sau 53 ngày và sự có mặt của các sản phẩm phân hủy còn lại hoàn toàn không gây ảnh hưởng bất lợi nào tới môi trường đất. Kết quả nghiên cứu này khẳng định, màng nhựa TPS/PBAT có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn trong các điều kiện chôn ủ compost công nghiệp, vì vậy sẽ rất phù hợp ứng dụng làm các sản phẩm dùng một lần như túi đựng đồ siêu thị, màng phủ đất nông nghiệp, túi ươm cây giống, túi đựng rác và các vật dụng một lần khác.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!