Nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi ở các cơ sở giáo dục ngoại khoá tại Thành phố Hồ Chí Minh

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Giáo dục thẩm mĩ có hiệu quả rất lớn đối với sự phát triển toàn diện hài hoà các mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và tài năng của con người (Nguyễn Văn Huyên & Đỗ Huy, 2004); trong đó môn Mĩ thuật có một vị trí quan trọng, là môn cơ sở của giáo dục thẩm mĩ (Lê Thị Thanh Xuân, 2015). Đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em từ 4-12 tuổi, việc học mĩ thuật cần chuyên môn và sự khéo léo được thực hiện bởi người dạy, đảm bảo cho trẻ không làm quen với nghệ thuật một cách hời hợt, có được kiến thức và kĩ năng sâu sắc (Bafaevich & Baratovna, 2021). 

Phí Download:
Miễn phí

Lứa tuổi mẫu giáo và nhi đồng có những đặc trưng tâm lí thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Giai đoạn từ 4-12 tuổi là giai đoạn “vàng” để năng khiếu thẩm mĩ thông qua môn Mĩ thuật cho trẻ. Để đạt được tối ưu giá trị môn Mĩ thuật mang đến cho trẻ em, nhà quản lí (NQL) các cơ sở dạy học Mĩ thuật cần dựa vào đặc trưng hoạt động giảng dạy (HĐGD) của môn học để xây dựng quy trình quản lí nhằm đạt được hiệu quả cao. Drucker (2019) cho rằng hoạt động quản lí phải gắn liền với những nguyên tắc để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt của quản lí. Trong bối cảnh hoạt động giáo dục hiện nay, quy mô và số lượng các cơ sở giáo dục ngoại khoá về giảng dạy môn Mĩ thuật tại TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng, vì vậy cần phải có sự quản lí một cách chặt chẽ và hiệu quả, đặt ra yêu cầu không nhỏ vào tầm nhìn và năng lực quản lí của các cơ sở dạy học Mĩ thuật. Bài báo này nghiên cứu thực trạng quản lí HĐGD môn Mĩ thuật cho trẻ em từ 4-12 tuổi ở các cơ sở giáo dục ngoại khoá tại TP. Hồ Chí Minh.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!