Theo đó, nước thải của ngành thủy sản, đặc biệt là nước thải chế biến vỏ đầu tôm đang gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Nghiên cứu thử nghiệm kết hợp mô hình cột AS (air stripping) và bể AAO (anaerobic-anoxic-oxic) quy mô phòng thí nghiệm để đánh giá hiệu suất xử lý kết hợp cho nước thải này. Nước thải đầu vào có nồng độ ô nhiễm rất cao TSS =455 ± 63,8 mg/L, COD = 5.601 ± 1.292 mg/L, BOD5 =2.954 ± 271,0 mg/L, N-NH4+=1.497 ± 143,2 mg/L, TN= 2.003±158,0 mg/L, TP =177,7±57,7 mg/L và pH=6,8±0,07. Kết quả nghiên cứu cho thấy cột AS có thể sử dụng làm công đoạn xử lý ni-tơ chính trong nước thải với hiệu suất loại bỏ N-NH4+ xấp xỉ 90%. Cụm công nghệ AS kết hợp AAO có hiệu suất xử lý cao với TSS đạt 93,49%, BOD5 98,96%, COD 98,71%, N-NH4+ 99,54%, TN 99,05%, và TP 94,88%. Có thể thấy rằng, cụm AS và cụm AAO có thể kết hợp trong xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm có nồng độ ô nhiễm cao.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!