Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư - Từ góc nhìn tự sự học

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Bài viết khai thác vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư (cụ thể qua hai tiểu thuyết: Sông và Biên sử nước). Tìm hiểu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn tự sự học, người kể chuyện là một trong những vấn đề trọng tâm thể hiện được những đổi mới trong cách viết của tác giả. Sự đổi mới này đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn và giá trị của tác phẩm.

Phí Download:
Miễn phí

Nguyễn Ngọc Tư là một gương mặt quen thuộc đối với bạn đọc yêu mến văn học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, văn học đương đại nói chung. Hai tiểu thuyết Sông và Biên sử nước đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Thế giới nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong hai quyển tiểu thuyết dẫn dắt bạn đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chính vì vậy, việc khai thác tác phẩm từ góc độ tự sự học sẽ mang đến những khám phá mới mẻ bằng phương pháp khoa học hiệu quả. Người kể chuyện là một trong những trọng điểm của lí thuyết tự sự hiện đại. Người kể chuyện là một nhân vật văn học được tác giả xây dựng để dẫn dắt người đọc bước vào câu chuyện. Có rất nhiều định nghĩa về người kể chuyện. Ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm người trần thuật theo định nghĩa của Tamarchenco: “Người kể chuyện là chủ thể lời nói và là người đại diện cho điểm nhìn trong tác phẩm văn học... Người kể chuyện được khách quan hóa và được tách biệt rõ rệt với tác giả cả về mặt không gian, lẫn bình diện tu từ mà cụ thể nó được gắn với một hoàn cảnh văn hóa – xã hội và ngôn ngữ cụ thể để từ vị thế ấy nó mô tả các nhân vật khác” (Sử, 2018, tr.111). Như vậy, người kể chuyện trong văn bản vừa có tiếng nói, vừa có cái nhìn.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!