Khảo sát các đặc điểm dịch tễ học của viêm màng bồ đào

Định dạng tài liệu: Bài báo

Xác định tỷ lệ nguyên nhân và các đặc điểm lâm sàng của viêm màng bồ đào ở người trưởng thành tại Bệnh Viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại khoa Dịch Kính Võng Mạc từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng đầy đủ và thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ liên quan. Dữ liệu được thu thập bao gồm: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, đặc điểm lâm sàng, vị trí giải phẫu và nguyên nhân gây bệnh. Kết quả: 96 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình là 41,64 ± 14,5 tuổi (dao động từ 19 đến 71 tuổi) với 61 nam (63,5%).  

Phí Download:
Miễn phí

Gần 2/3 bệnh nhân bị viêm màng bồ đào một bên mắt. viêm màng bồ đào sau thường gặp nhất (43,7%), kế đến là viêm màng bồ đào trước (31,3%), viêm màng bồ đào toàn bộ (20,8%) và viêm màng bồ đào trung gian (4,2%). Tỷ lệ viêm màng bồ đào nhiễm trùng (47,9%) nhiều hơn không nhiễm trùng (33,3%) và vô căn (18,8%). Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV) là nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến nhất (34,8%), kế đến là Herpes Simplex Virus (HSV) (23,9%) và Lao (19,6%), trong khi đó ở nhóm nguyên nhân không nhiễm trùng, Vogt-Koyanagi-Harada (VKH) chiếm tỷ lệ cao nhất (31,2%), kế đến là hội chứng Posner-Schlossman (21,9%), và nhãn viêm giao cảm (12,5%). Phù hoàng điểm là biến chứng thường gặp nhất. Kết luận: Nghiên cứu cắt ngang ban đầu cho thấy viêm màng bồ đào sau là vị trí thường gặp nhất trong viêm màng bồ đào ở người trưởng thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Viêm màng bồ đào nhiễm trùng thường gặp hơn không nhiễm trùng với ba tác nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là CMV, HSV, Lao. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!