Quy trình phát triển chương trình nhà trường và việc thực hiện ở một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Phát triển chương trình là một lĩnh vực được nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỉ XX, với những mô hình phát triển chương trình của các tác giả như: Tayler, Taba, Oliver,… Ngày nay, mô hình phát triển chương trình đề cập sự tham gia của các lực lượng nhiều hơn như: chuyên gia phát triển chương trình, nhà quản lí, người dạy, người học, cực người học, cha mẹ HS, người sử dụng lao động, tổ chức khách hàng… trong đó nhấn mạnh vai trò của đội ngũ GV (Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015). Phát triển chương trình nhà trường (CTNT), đặc biệt ở bậc phổ thông là một bước tiến của tự chủ trong quản lí giáo dục (Lý Thanh Loan, 2020). Phát triển chương trình giáo dục nói chung và phát triển CTNT nói riêng là năng lực cần có đối với GV phổ thông hiện nay nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nếu phát huy được vai trò chủ động, tích cực của GV trong phát triển CTNT thì sẽ nâng cao được chất lượng, tạo sự phong phú, đa dạng, cập nhật trong các hoạt động dạy học, giáo dục bám sát đối tượng người học, điều kiện thực hiện của mỗi nhà trường. Một trong những khó khăn của đội ngũ GV và nhà quản lí trong thực hiện phát triển CTNT hiện nay là công tác hướng dẫn thực hiện và bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình còn chưa được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Phí Download:
Miễn phí

Chương trình giáo dục theo nghĩa rộng có thể bao gồm bất cứ những gì được học và giáo dục. Quan điểm này gắn với thuật ngữ “Chương trình giáo dục ẩn” (the hidden curriculum). Theo Michael Haralambos (1991): “Chương trình giáo dục ẩn bao gồm những vấn đề mà HS học được thông qua mọi hoạt động trong nhà trường chứ không phải những gì được trình bày trong mục tiêu giáo dục của nhà trường” (dẫn theo Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015). Tại Việt Nam, “chương trình giáo dục” được hiểu là văn bản chính thức, quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kĩ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp, thực tập theo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lí thuyết và thực hành; quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục. Chương trình giáo dục do cơ quan chuyên môn và các cấp quản lí có thẩm quyền phê duyệt, ban hành (Nguyễn Vũ Bích Hiền, 2015).

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!