So sánh năng suất và hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi thu trứng và sinh khối artemia ở độ mặn thấp

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Hai mô hình nuôi Artemia được tiến hành đồng thời trên các ao nuôi diện tích 2.000 m2 (2 ao cho mỗi mô hình). Mật độ thả lần lượt là 200 con/L đối với mô hình nuôi sinh khối và 100 con/L đối với mô hình thu trứng. Kết quả cho thấy về yếu tố môi trường nuôi tương tự nhau ở hai mô hình. Mật độ quần thể cao nhất ở mô hình sinh khối là 366 con/L và mô hình thu trứng là 237con/L. Năng suất, mô hình sinh khối thu được 3,04 tấn sinh khối và 14,6 kg trứng/ha/vụ; và mô hình thu trứng thì năng suất 71,5 kg trứng và 520,1 kg sinh khối/ha/vụ. Tổng chi phí cho mô hình nuôi sinh khối là 45,0±9,1 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận trung bình thu được 74,5±21,5 triệu đồng/ha/vụ cao hơn 1,6 lần so với mô hình thu trứng (45,8± 25,0 triệu đồng/ha/vụ).

Phí Download:
Miễn phí

Artemia từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong các trại giống và là thức ăn không thể thay thế cho hầu hết ấu trùng tôm cá trong giai đoạn đầu, nhất là tôm cá nước lợ vì chúng là loại thức ăn tươi sống, có giá trị dinh dưỡng cao và có kích thước phù hợp (Sorgeloos, 1980; Léger et al., 1986) Năm 1984, Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thí nghiệm nuôi Artemia thu trứng bào xác ở vùng ven biển thịc xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bặc Liêu. Qua hơn 30 năm, nơi này đã trở thành hai vùng trọng điểm sản xuất trứng bào xác Artemia có chất lượng cao cho thị trường trong nước và thế giới (Brands et al., 1995; Hòa và ctv., 2007) và hàng năm vùng nuôi này có thể cung cấp 50 tấn trứng (tươi) nguyên liệu (Hòa & Vân, 2018).

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!