Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất trên bệnh nhân điều trị tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TPHCM

Định dạng tài liệu: Bài báo

Đánh giá thực trạng mất răng và điều trị phục hình trên đối tượng bệnh nhân đến khám và điều trị tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu hồ sơ của 595 bệnh nhân đến khám và điều trị nha khoa tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Tp.HCM từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 7 năm 2020. Tiêu chí chọn mẫu là bệnh nhân có tuổi từ 20 đến 80 tuổi, đồng ý tham gia điều trị nha khoa tổng quát. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Stata 2.0. Kết quả: Trong nghiên cứu này, số lượng bệnh nhân nam chiếm 42,69% (254 bệnh nhân), bệnh nhân nữ chiếm 57,31% (341 bệnh nhân).  

Phí Download:
Miễn phí

Tỉ lệ mất răng tăng dần theo độ tuổi. Trong đó, tỉ lệ mất răng cao nhất ở nhóm trên 45 tuổi (99,0%), thấp nhất ở nhóm tuổi 18 – 22 tuổi (40,63%). Tình trạng mất răng ở các nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong tổng số bệnh nhân Nha khoa tổng quát có nhu cầu điều trị phục hình, nhu cầu phục hình mão răng chiếm nhiều nhất (32%), tiếp đến là nhu cầu điều trị phục hình tháo lắp bán phần nền nhựa (27%); nhu cầu điều trị các loại phục hình khác (implant, inlay, onlay,…) chiếm tỉ lệ thấp nhất (2%). Kết luận: Tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở các bệnh nhân trên 18 tuổi còn cao, đặc biệt là lứa tuổi trên 45 tuổi. Điều này đặt ra một thách thức cho công tác tuyên truyền vệ sinh răng miệng và điều trị răng miệng cộng đồng. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!