Thực trạng sử dụng các nhóm thuốc nền tảng trong điều trị suy tim mạn tính có phân suất tống máu giảm tại khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai

Định dạng tài liệu: Bài báo

Nghiên cứu nằm đánh giá thực trạng điều trị các thuốc nền tảng trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF) tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với đầy đủ 4, hoặc 3, hoặc 2 hoặc 1 nhóm thuốc nền tảng lần lượt là 55,3%, 34,0%, 9,1% và 1,6%. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin (RASi), chẹn beta (BB), chất đối kháng aldosteron (MRA) và chất ức chế SGLT2 (SGLT2i) khá cao, tuy không đạt 100%, lần lượt là 96,8%, 76,3%, 87,7%, 82,6%.  

Phí Download:
Miễn phí

Lý do chính dẫn đến việc người bệnh không được chỉ định SGLT2i và RASi là do điều kiện kinh tế (86,4% và 62,5% trong số các trường hợp không được kê đơn), trong khi ở nhóm MRA là do tác dụng phụ (51,6%) và ở nhóm BB là do có chống chỉ định (46,7%). Tỉ lệ bệnh nhân đạt liều đa theo khuyến cáo khi được điều trị bằng SGTL2i và MRA là 100% và 68%, trong khi tỉ lệ này với RASi và BB chỉ là 3,7% và 3,1%. Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân không đạt liều tối ưu các thuốc là không dung nạp khi tăng liều (huyết áp thấp có triệu chứng, suy thận tiến triển, tăng Kali máu). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân HFrEF đã được điều trị với 3-4 nhóm thuốc nền tảng theo các khuyến cáo hiện hành, tuy nhiên tỷ lệ đạt liều tối ưu chưa cao. Tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và yếu tố chi phí là những nguyên nhân chính cản trở việc tối ưu điều trị. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!