tags: , , ,

Tình hình sử dụng cây thuốc nam ở Cà Mau

Định dạng tài liệu: Bài báo

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng thực vật để chữa bệnh. Việc chữa bệnh này ban đầu chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính, dần dần hình thành các nền y học mà ngày nay các nhà khoa học gọi là y học cổ truyền (Nguyễn Thượng Dong, 2006). Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), đến năm 1985, thế giới biết trên 20.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao (trên tổng 25.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp để làm thuốc và có khoảng 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu là từ thuốc cỏ (Farnworth N.R. and Soejarto D.D, 1985 trích dẫn của Nguyễn Cao Long, 2009). Cây dược liệu phân bố không đều ở các nước trên thế giới và đa số dược liệu được thu hái từ môi trường tự nhiên. Trong những thập niên gần đây, nhu cầu sử dụng dược liệu mọc hoang dại tăng lên từ 8%-15% một năm ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á (Kia F.J. et al., 2018). Ngày nay việc sử dụng dược liệu khá phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Pakistan, Sri Lanka và Thái Lan; riêng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 40% dược liệu (Daz R. A. et al, 2017).

XEM TRƯỚC

Phí Download:
Miễn phí

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!