Ứng dụng nghiệm pháp handgrip trong đánh giá sức cơ trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất

Định dạng tài liệu: Bài báo

Xác định tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất. Tìm mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (tuổi, giới, chỉ số khối, bệnh đồng mắc, mức độ khó thở theo NYHA, NT-proBNP) trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi điều trị nội trú với tình trạng giảm sức nắm bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 124 bệnh nhân ≥ 60 tuổi mắc suy tim mạn điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 12/2022 đến tháng 03/2023, được đo sức nắm bàn tay bằng máy điện tử Camry Smedley. Kết quả: Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là 78% trong đó nam 50%, nữ 47%.  

Phí Download:
Miễn phí

Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay theo nhóm tuổi 60 – 69 tuổi là 26%; 70 – 79 tuổi là 33%; ≥ 80 tuổi là 38%. Các yếu tố liên quản đến giảm sức nắm bàn tay bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là tuổi: khi tăng 1 tuổi thì nguy cơ giảm sức nắm bàn tay tăng 1,09 lần (ĐTC 95%: 1,02 – 1,16; p = 0,013), chỉ số khối cơ thể: nguy cơ giảm sức nắm bàn tay ở người cao tuổi thừa cân bằng 0,33 lần so với nhóm có BMI cân đối (ĐTC 95%: 0,12 – 0,92; p = 0,034), phân độ NYHA: bệnh nhân NYHA III có nguy cơ giảm sức nắm bàn tay gấp 3,64 lần so với nhóm NYHA II (ĐTC 95%: 1,34 – 9,87; p = 0,011). Kết luận: Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là 78%. Tuổi cao, chỉ số khối cơ thể, phân độ suy tim NYHA là các yếu tố liên quan đến giảm sức nắm bàn tay ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn. 

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!