Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chuyển đổi số trường tiểu học: nghiên cứu tại khu vực miền núi phía Bắc ở Việt Nam

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã trở thành một nội dung quan trọng trong nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới (Bharadwaj et al., 2013; Rodríguez-Abitia & Bribiesca-Correa, 2021). Theo Mahlow và Hediger (2019), CĐS là quá trình hình thành các kĩ năng và mô hình mới thông qua công nghệ số một cách sâu sắc và có chiến lược. CĐS không chỉ đo lường mức độ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng công nghệ thông tin, mà còn là quá trình phát triển thông qua đó công nghệ thông tin trở thành một yếu tố cơ bản trong cuộc sống hàng ngày của tổ chức (Rodríguez-Abitia & Bribiesca-Correa, 2021). CĐS là quá trình chuyển đổi sâu sắc và nhanh chóng các hoạt động, quy trình, năng lực và mô hình kinh doanh để tận dụng tối đa những thay đổi và cơ hội do công nghệ kĩ thuật số mang lại cũng như tác động của chúng đối với xã hội theo cách ưu tiên và chiến lược phát triển (Demirkan et al., 2016). CĐS đã tác động mạnh mẽ đến rất nhiều các lĩnh vực như kinh doanh, truyền thông đại chúng, y học, khoa học,… trong đó có giáo dục. Việc thực hiện CĐS trong giáo dục đã chứng minh nhiều lợi ích giúp tiết kiệm đáng kể về thời gian và tiền bạc (Nguyen et al., 2022), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi giúp người dạy và người học vượt qua rào cản về không gian và thời gian - vốn là rào cản lớn nhất để thực hiện phương pháp giảng dạy truyền thống do những sự kiện bất ngờ xảy ra. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện việc CĐS trong đó có văn hoá lãnh đạo, văn hoá tổ chức (Durão et al., 2019). Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định CĐS của một số trường tiểu học miền núi phía Bắc là cần thiết giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà giáo dục đề ra các biện pháp cải tiến thích hợp.

Phí Download:
Miễn phí

Câu hỏi khảo sát được thiết kế và gửi tới các GV, CBQL một số trường tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook và Zalo. Thời gian diễn ra khảo sát từ 16/6 đến 21/8/2022. Số lượng tham gia trả lời câu hỏi khảo sát là 235 người. Sau khi loại bỏ các câu trả lời không có ý nghĩa thống kê thì số lượng còn lại đưa vào phân tích thông qua phần mềm SPSS là 180 mẫu quan sát. Theo kết quả khảo sát, có 155 GV nữ tham gia trả lời câu hỏi (86,1%), 25 GV nam tham gia trả lời (13,9%). Số lượng GV có trình độ cao đẳng là 97 người (53,9%), trình độ đại học là 83 người (46,1%). GV có độ tuổi dưới 30 chiếm 34,4%, độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm 22,2%, từ 40 đến 50 tuổi chiếm 41,7%, còn lại là trên 50 tuổi.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!