BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là: 22,78 ± 2,34 kg/m2 (15,57-29,97 kg/m2). Mẫu nghiên cứu có 28 TH (15,6%) người hiến thận có tiền căn phẫu thuật vùng bụng, trong đó 10 TH tiền căn PT bắt con, 10 TH tiền căn PTNS cắt ruột thừa và 8 TH tiền căn PT sản phụ khoa. Thận trái có 157 TH (87,2 %), thận phải có 23 TH (12,8%). Thận ghép có 2 ĐM có 42 TH (23,3%), có 3 ĐM là 7 TH (3,9%). Có 3 TH động mạch thận phân nhánh sớm (1,7%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 127,64 ± 39,36 phút (110-330 phút). Lượng máu mất trung bình là 75,28 ml. Thời gian thiếu máu nóng trung bình là 5,26 ± 1,42 phút. Biến chứng: có 3 TH có biến chứng trong phẫu thuật gồm: 2 TH chảy máu trong mổ do tổn thương mạch máu và 1 TH tổn thương niệu quản thận ghép trong mổ. Có 12 TH người hiến có biến chứng sau mổ, trong đó có 2 TH nhiễm khuẩn vết mổ, 8 TH rò dịch bạch huyết và 2 TH tắc ruột sau mổ lấy thận. Cả hai trường hợp đều tắc ruột sau mổ lấy thận và cần can thiệp phẫu thuật. Sau 1 tháng, người hiến, kết quả Creatinin trung bình 1,16 ± 0,22 mg/dl, Creatinin người nhận 1,36 ± 0,35 mg/dl. Thời gian nằm viện 4,6 ± 1,6 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy thận để ghép có thể được áp dụng thường qui một cách an toàn và hiệu quả. Cùng với phương pháp nội soi sau phúc mạc truyền thống, đây là một phương pháp có thể lựa chọn, đặc biệt trong các trường hợp người hiến thận có BMI cao, thận có nhiều động mạch.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!