Đánh giá và ứng dụng dịch thủy phân bã men bia trong sản xuất acid lactic sử dụng Lactobacillus casei

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích một số thành phần chính và đánh giá hiệu quả của dịch thủy phân bã men bia như một nguồn nitơ có giá trị kinh tế hơn để thay thế chiết xuất nấm men thương mại trong môi trường lên men lactic. 

Phí Download:
Miễn phí

Kết quả phân tích thành phần cơ bản trong dịch thủy phân từ bã men bia với hàm lượng protein 74,45% (tính theo vật chất khô) nhưng carbohydrate và chất béo không được phát hiện. Hàm lượng polyphenol tổng hiện diện trong dịch thủy phân nấm men là 0,32 mg GAE/mL và khả năng kháng oxy hóa ở nồng độ 100 μL/mL có khả năng khử 34,51% gốc tự do của 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH). Nguồn đạm của môi trường De Man, Rogosa và Sharpe (MRS) được thay thế bằng 10% (v/v) dịch thủy phân cho thấy khả năng làm tăng mật số vi khuẩn lactic đạt 8,09 CFU/mL và khác biệt không có ý nghĩa so với môi trường MRS thương mại. Hàm lượng acid lactic sinh ra đạt 66,52% so với lượng acid sinh ra từ môi trường MRS. Nghiên cứu bước đầu cho thấy dịch thủy phân từ men bia có tiềm năng ứng dụng như nguồn đạm bổ sung trong các quá trình lên men vi sinh vật.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!