Sau can thiệp, tất cả bệnh nhân đều tăng FLR đủ để phẫu thuật. Thể tích FLR trước và sau LVD ở nhóm sử dụng đường tiếp cận qua TM cảnh trong lần lượt là 390,0 ml và 630,0 ml (p < 0,001), so với 400,3 ml và 639,0 ml (p < 0,001) ở nhóm qua nhu mô gan. Tỷ lệ FLR so với thể tích gan chuẩn trước và sau can thiệp ở nhóm tiếp cận qua TM cảnh trong là 31,8% và 48,4% (p < 0,001) so với 32,7% và 48,7% ở nhóm tiếp cận qua nhu mô gan. Tỷ lệ phì đại gan ở hai nhóm lần lượt là 55,2% và 54,0%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p = 0,355. Một trường hợp ở nhóm tiếp cận xuyên nhu mô gan biểu hiện suy gan thoáng qua sau LVD. Kết quả nghiên cứu cho thấy LVD là một thủ thuật an toàn, hiệu quả và khả thi với mục đích tăng thể tích FLR trước khi cắt gan ở các bệnh nhân HCC. Không có sự khác biệt về tính an toàn và hiệu quả phì đại gan sau LVD khi sử dụng đường tiếp cận qua TM cảnh trong và xuyên nhu mô gan.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!