Tại giai đoạn bình thường mới, tỷ lệ lựa chọn các loại thực phẩm chủ yếu được sinh viên lựa chọn cho bữa ăn bao gồm thịt, gia cầm, cá, trứng, rau xanh, hoa quả cũng cao hơn so với thời điểm giãn cách xã hội. Về số bữa ăn/ngày: tỷ lệ sinh viên có thói quen ăn 3 đến 4 bữa /ngày ở giai đoạn bình thường mới tăng cao hơn so với thời điểm giãn cách xã hội (71,8% so với 48,1%) trong khi tỷ lệ sinh viên có thói quen ăn 1 đến 2 bữa/ngày và trên 5 bữa/ngày thấp hơn so với thời điểm giãn cách xã hội (27,0% và 1,2% so với 50,4% và 1,5%). Về số bữa sáng/ tuần, tại giai đoạn bình thường mới tỷ lệ sinh viên có thói quen ăn sáng hàng ngày và thói quen ăn sáng từ 0 đến 3 ngày/tuần tăng cao hơn so với thời điểm giãn cách xã hội (47,1% và 23,8% so với 35,0% và 21,2%). Thời gian ngồi tĩnh tại mỗi ngày, thời gian xem tivi mỗi ngày, thời gian sử dụng laptop/tablet/máy tính, thời gian sử dụng điện thoại, thời gian học đều thay đổi theo hướng tiêu cực ở giai đoạn giãn cách xã hội. Bên cạnh đó các hoạt động thể lực cũng có xu hướng tăng lên theo hướng tích cực ở thời điểm bình thường mới so với thời kỳ giãn cách xã hội. Kết luận: COVID-19 tác động theo hướng tiêu cực đến thói quen dinh dưỡng, hoạt động thể lực, giấc ngủ của sinh viên tham gia nghiên cứu.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!