Cấu tạo ống tiêu hóa và đặc điểm dinh dưỡng cá đù mõm nhọn, Chrysochir aureus

Định dạng tài liệu: Đề tài - Dự án

Cá đù mõm nhọn (Chrysochir aureus) là loài cá nước lợ, mặn, sống ở tầng đáy và thuộc nhóm có giá trị kinh tế, chiếm tỉ trọng 0,1% tổng sản lượng khai thác ở vùng biển Đông Nam Bộ. Nghiên cứu về cấu tạo ống tiêu hóa và đặc điểm dinh dưỡng cá đù mõm nhọn được khảo sát từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022 trên các mẫu thu tại vùng biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu (từ 105o46’E đến 106o18’E và 8o55’N đến 9o21’N). Cá được thu định kỳ hàng tháng bằng tàu lưới kéo. Tổng số mẫu cá thu thập được gồm 179 mẫu với chiều dài toàn thân dao động 18,0 - 38,0 cm. Mẫu dạ dày cá được thu và cố định trong dung dịch formol 4%. Kết quả cho thấy cá đù mõm nhọn có miệng rộng với hàm trên dài hơn hàm dưới; lược mang thưa và ngắn; thực quản ngắn, vách dày có nhiều nếp gấp; dạ dày hình túi, to và mặt trong có nhiều nếp gấp; manh tràng có 5-7 nhánh; ruột ngắn có vách dày và gấp thành 2 đoạn. Chiều dài ruột tương đối (RLG) nhỏ hơn 1 cho thấy loài cá này thuộc nhóm cá ăn động vật. Có sự thay đổi về thành phần thức ăn giữa cá ở giai đoạn sinh trưởng và cá ở giai đoạn sinh sản, trong đó cá ở giai đoạn sinh trưởng ăn chủ yếu là cá con, tôm và thức ăn khác, còn cá ở giai đoạn sinh sản ăn cá con, tôm, mực, cua, rươi và thức ăn khác.

Phí Download:
Miễn phí

Cá đù mõm nhọn Chrysochir aureus (Richardson, 1846) thuộc họ cá đù (Sciaenidae), bộ cá vược (Perciformes) (Hình 1). Trên thế giới, cá đù mõm nhọn phân bố ở vùng nước ấm dọc theo bờ biển Sri-Lanka, Malaysia, Thái Lan và vùng biển Đông (Mohsin & Ambak, 1996). Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu (Văn và ctv., 2010) và vùng nước lợ, ở tầng đáy vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Định và ctv., 2013), cá thuộc nhóm có giá trị kinh tế, chiếm tỉ trọng 0,1% tổng sản lượng khai thác ở vùng biển Đông Nam Bộ (Thong, 2008). Cá đù mõm nhọn có kích cỡ lớn, chiều dài chuẩn lớn nhất đã tìm thấy khoảng 30 cm, kích cỡ khai thác phổ biến là 25 cm (Sasaki, 2000), và là đối tượng khai thác chính của nghề cá thương mại quy mô nhỏ (Fröese & Pauly, 2022). Ở nước ta, cá chủ yếu được khai thác tự nhiên và được dùng để làm thực phẩm dưới dạng cá tươi và cá khô một nắng, được tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu.

Thêm một bài đánh giá

Vui lòng đăng nhập để viết đánh giá!

Tải ảnh lên
Bạn có thể tải lên tối đa 6 ảnh, kích thước tối đa của mỗi ảnh là 2048 kilobyte

Xếp hạng

(0.00 trên 5)
5 sao
0%
4 sao
0%
3 sao
0%
2 sao
0%
1 sao
0%

Không có bài đánh giá nào!