Cá đù mõm nhọn Chrysochir aureus (Richardson, 1846) thuộc họ cá đù (Sciaenidae), bộ cá vược (Perciformes) (Hình 1). Trên thế giới, cá đù mõm nhọn phân bố ở vùng nước ấm dọc theo bờ biển Sri-Lanka, Malaysia, Thái Lan và vùng biển Đông (Mohsin & Ambak, 1996). Ở Việt Nam, loài này được tìm thấy ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu (Văn và ctv., 2010) và vùng nước lợ, ở tầng đáy vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) (Định và ctv., 2013), cá thuộc nhóm có giá trị kinh tế, chiếm tỉ trọng 0,1% tổng sản lượng khai thác ở vùng biển Đông Nam Bộ (Thong, 2008). Cá đù mõm nhọn có kích cỡ lớn, chiều dài chuẩn lớn nhất đã tìm thấy khoảng 30 cm, kích cỡ khai thác phổ biến là 25 cm (Sasaki, 2000), và là đối tượng khai thác chính của nghề cá thương mại quy mô nhỏ (Fröese & Pauly, 2022). Ở nước ta, cá chủ yếu được khai thác tự nhiên và được dùng để làm thực phẩm dưới dạng cá tươi và cá khô một nắng, được tiêu thụ ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
Thêm một bài đánh giá
Xếp hạng
Không có bài đánh giá nào!